sua may lanh tai nha

Sửa máy lạnh chạy một lúc rồi tắt đơn giản tại nhà

Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh thường xuống cấp nhanh chóng và hoạt động không hiệu quả. Đồng thời nếu chúng ta không vệ sinh bảo dưỡng định kỳ cho máy lạnh sẽ làm phát sinh một số hư hỏng như máy lạnh chạy một lúc rồi, máy lạnh không lạnh, máy lạnh yếu lạnh, máy lạnh bị rò rỉ gas hay máy lạnh bị chớp đèn. Vậy nguyên nhân do đâu thiết bị lại phát sinh một số lỗi như vậy. Trong bài viết này đang đề cập đến chủ đề máy lạnh chạy một lúc rồi mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo qua nội dung sau đây được chia sẽ bởi các kỹ thuật viên chuyên sửa máy lạnh tận nhà chia sẻ nhé!

HOTLINE: 028.6670.4444 – 028.2217.5555

Sửa máy lạnh chạy một lúc rồi tắt đơn giản tại nhà

Nguyên nhân máy lạnh chạy một lúc rồi tắt

Trong máy lạnh 2 cục có một số thiết bị bảo vệ máy :

1. Thermic bảo vệ máy nén :

– Máy nén nào cũng có thermic bảo vệ được lắp phía trên đầu block (chỗ nóng nhất đó).

– Có 2 loại : Lắp bên trong block hoặc bên ngoài. Tùy theo từng dòng máy lạnh.

– Thermic là 1 loại rơ-le nhiệt hoạt động giống y chang như cái rơ-le của bàn ủi điện (không biết có bạn nào chưa biết cái bàn ủi không nhỉ), khi nóng quá thì hở ra khi nguội lại thì đóng lại.

– Vì một lý do nào đó, dòng điện qua máy nén quá cao: Dàn nóng dơ, hoạt động quá tải, hư tụ block, hư tụ quạt dàn nóng, block sắp chết…Thermic bị đốt nóng hơn bình thường nên hở ra. Máy nén bị hở mạch hết chạy. Một chút sau nguội lại, nó tự động đóng lại, máy nén chạy tiếp.

Trường hợp này máy chạy – tắt liên tục, nếu không xử lý sớm, một thời gian ngắn là block sẽ chết.

2. Sensor đo nhiệt độ gas về (sensor đồng)

– Được gắn ở ống ra của dàn lạnh để kiểm tra nhiệt độ gas về máy nén.

– Sensor này sẽ có điện trở thay đổi theo sự thay đổi nhiệt độ gas.

– Nếu nhiệt độ gas về nằm trong phạm vi cho phép thì ok.

– Nếu hệ thống bị thiếu gas, khi đó gas về máy nén có nhiệt độ cao hơn bình thường làm điện trở sensor thay đổi => board điều khiển cảm biến được sẽ ngừng hoạt động máy.

– Nếu dàn lạnh quá dơ hoặc quạt dàn lạnh yếu hoặc motor quạt hư, dàn lạnh sẽ bị bám tuyết, nhiệt độ gas về thấp hơn bình thường cũng có thể làm máy tự tắt.

Điều này chỉ thấy xảy ra ở những máy xịn, còn máy cùi bắp thì không sao thiếu gas hay dàn lạnh bám tuyết sensor vẫn không hoạt động vô tư. Khi một trong 2 lỗi này xảy ra thì máy ngừng hẳn không hoạt động nữa, trừ khi nào bạn bấm remote bắt nó hoạt động trở lại.

3. Rơle khởi động:

– Cấu tạo: Kiểu bán dẫn PTC,lắp trong Block(máy nén)

– Nhiệm vụ: Đóng cắt điện vào dây quấn phụ.

– Nguyên lý làm việc: Khi động cơ khởi động dây quấn phụ nối với dây quấn chính.Khi động cơ hoạt động đến tốc độ khoảng 70% tốc độ nhất định thì rơle sẽ cắt điện dâ quấn phụ(nếu không cắt thi dây quấn phụ sẽ bị cháy),dộng cơ chỉ còn hoạt động với dây quấn chính.

4. Cảm biến quá tải (Over load):

-Cấu tạo: Đây là một loại rơle nhiệt dùng 1 tấm lưỡng kim,đầu được nối với hộp nối dây của Block(máy nén)

– Nhiệm vụ: Để bảo vệ máy nén quá tải khi dòng điện lớn hay nhiệt độ Block quá nóng.

– Nguyên lý làm việc: Ở nhiệt độ bình thường thì tấm lưỡng kim không bị biến dạng,khi dòng điện lớn đi qua hay nhiệt độ máy nén quá nóng thì dây điện trở đặt gần thanh lương kim phát nóng và cong lên ngắt mạch máy nén ngưng hoạt động.Khi nhiệt độ hạ thấp thanh lưỡng kim nguội lại,dãn ra nối mạch máy nén hoạt động lại.

Dịch vụ sửa máy lạnh uy tín

Qua bài viết này chúng tôi hi vọng quý khách có cách khắc phục triệt để cho thiết bị của mình. Trong trường hợp nếu cần sự hỗ trợ hay giúp đỡ vui lòng gọi qua tổng đài công ty 028.6670.4444 để được tư vấn miễn phí và sửa chữa kịp thời.

Công ty hoạt động trên các Quận của TPHCM sẽ có mặt nhanh chóng sau khi khách hàng gọi không làm mất thời gian cũng như chi phí mà khách hàng bỏ ra. công ty cam kết báo đúng giá, gián tem bảo hành dài hạn và xuất hóa đơn cho khách hàng nếu có nhu cầu.

 

Bài viết liên quan
Website: Sửa Máy Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012