sua may lanh tai nha

Tổng hợp cách khắc phục những bệnh thường gặp ở máy lạnh

Thông thường khi máy lạnh gặp sự cố thì đa phần mọi người thường gọi cho thợ đến sửa, nhưng thật ra trong đó có một vài hỏng hóc mà bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà tiết kiệm được nhiều chi phí. Hôm nay, các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh  tại nhà với kinh nghiệm làm việc lâu năm đã tổng hợp cách khắc phục những bệnh thường gặp ở máy lạnh để bạn dễ dàng sửa chữa tại nhà giúp máy lạnh trở lại như mới.

Xem thêm: Cách xử lí máy lạnh không lên nguồn dễ dàng tại nhà

Tổng hợp cách khắc phục những bệnh thường gặp ở máy lạnh
1) Áp suất nén cao

a) Nguyên nhân:

– Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt

– Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao

– Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần

– Không khí giải nhiệt không tuần hoàn

– Dư gas

– Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh

b) Cách sửa:

– Rút gas hút chân không và sạc gas mới

– Bảo trì dàn nóng

– Rút bớt lượng gas đã sạc

2) Áp suất hút thấp

a) Nguyên nhân:

– Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt

– Van tiết lưu bị nghẹt

– Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì

– Dàn lạnh bị dơ

– Lọc gió bị dơ

– Không đủ không khí đi qua dàn lạnh

– Thiếu gas

– Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn

b) Cách sữa chữa:

– Thay valve hoặc ống mao

– Thay thế chi tiết cản trở

– Thử xì

– Kiểm tra quạt

3) Áp suất hút cao

a) Nguyên nhân:

– Tải quá nặng

– Dư gas

– Vị trí lắp cảm biến không đúng

– Máy nén hoạt động không hiệu quả

b) Cách sửa:

– Kiểm tra hiệu suất máy nén

– Đổi vị trí lắp cảm biến

– Rút bớt lượng gas đã sạc

– Kiểm tra tải

4) Máy nén không chạy, quạt chạy

a) Nguyên nhân:

– Tụ điện bị hư hay ngắn mạc

– Máy nén bị kẹt

– Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư

– Cuộn dây contactor máy nén bị hư

– Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ

– Ngắn mạch hay đứt dây

b) Cách sữa chữa:

– Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn

– Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

5) Máy nén chạy ồn

a) Nguyên nhân

Khi máy nén chạy ồn sẽ phát ra tiếng ồn phát ra từ phía giàn nóng, tức là từ phía cục nóng thường đặt ngoài trời. Tình trạng này do các nguyên nhân sau:

– Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy

– Có các bulong hay đinh vít bị lỏng

– Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.

– Dư gas.

– Chưa tháo các tấm vận chuyển

b) Để khắc phục bạn cần làm như sau:

– Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng – cục nóng.

– Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.

– Vặn chặt các bulông hay vis, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.

– Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.

– Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác.

– Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng – cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không, nếu lỏng thì xiết vừa phải.

6) Quạt dàn lạnh không chạy

a) Nguyên nhân:

– Ngắn mạch hay đứt dây

– Tụ điện bị hư hay ngắn mạch

– Cuộn dây contactor quạt bị hư

– Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ

b) Cách sữa chữa:

– Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

7) Block chạy và dừng liên tục do quá tải

a) Nguyên nhân:

– Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần

– Dư gas

– Điện thế thấp

– Thiếu gas

– Cuộn dây contactor máy nén bị hư

b) Phương pháp sữa chữa:

– Bảo trì dàn nóng

– Thử xì

– Kiểm tra điện thế

– Rút bớt lượng gas đã sạc

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

8) Máy lạnh quá lạnh

a) Nguyên nhân kiến điều hòa quá lạnh:

– Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.

– Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.

b) Với lỗi này bạn cần:

– Sét lại nhiệt độ cho phù hợp.

– Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.

9) Block không chạy

Khi block không chạy thì điều hòa nhiệt độ sẽ không lạnh. Nguyên nhân của tình trạng này do:

Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.

Nhảy thermic bảo vệ máy nén: thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.

Mất nguồn cấp đến máy nén: do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.

10) Máy chạy liên tục nhưng không lạnh

a) Nguyên nhân khiến máy chạy liên tục nhưng không lạnh:

– Dàn lạnh bị dơ

– Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.

– Tải quá nặng.

– Máy nén hoạt động không hiệu quả.

– Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.

– Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.

– Thiếu gas.

– Lọc gió bị dơ.

– Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.

– Có không khí hay khí không ngưng trong.

b) Cách sửa chữa:

– Bảo trì dàn nóng

– Thay thế chi tiết cản trở

– Kiểm tra quạt

– Kiểm tra tải

– Thử xì, đo Gas, xạc Gas

– Kiểm tra hiệu suất máy nén

– Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt

– Rút gas hút chân không và sạc gas mới

11) Áp suất nén thấp

a) Nguyên nhân:

– Máy nén hoạt động không hiệu quả

– Thiếu gas

b) Phương pháp sửa:

– Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt

– Kiểm tra hiệu suất máy nén

– Thử xì

12) Máy chạy và ngưng liên tục

a) Nguyên nhân:

– Thiếu gas

– Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì

– Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn

– Điện thế thấp

– Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt

– Cuộn dây contactor máy nén bị hư

– Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần

– Dư gas

b) Cách sữa chữa:

– Thay valve hoặc ống mao

– Rút bớt lượng gas đã sạc

– Kiểm tra điện thế

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

– Thay thế chi tiết cản trở

– Thử xì

– Bảo trì dàn nóng

13) Máy không chạy

a) Nguyên nhân:

– Ngắn mạch hay đứt dây

– Biến thế bị hư

– Đứt cầu chì hoặc vasitor

– Không có điện nguồn

– Thiết bị an toàn mở

– Lỏng mối nối điện

b) Cách sữa chữa:

– Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ

– Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ

– Kiểm tra cỡ và loại cầu chì

– Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra mối nối điện – xiết chặt lại

– Kiểm tra điện thế

14) Quạt dàn nóng không chạy

a) Nguyên nhân:

– Ngắn mạch hay đứt dây

– Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ

– Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư

– Cuộn dây contactor quạt bị hư

– Tụ điện bị hư hay ngắn mạch

b) Cách sữa chữa:

– Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn

– Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

15) Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy

a) Nguyên nhân:

– Cuộn dây contactor máy nén bị hư

– Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư

– Ngắn mạch hay đứt dây

b) Cách sữa chữa:

– Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm

– Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn

– Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ

Trung tâm sua may lanh tai nha hi vọng qua bài viết này bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về cách sửa các hỏng hóc thường gặp ở máy lạnh. Do đó các bạn không hiểu rõ về vấn đề gì hay có thắc mắc không hiểu xin vui lòng gọi qua tổng đài 028.6670.4444 để đươc tư vấn miễn phí và sửa chữa kịp thời.

DỊCH VỤ SỬA ĐIỆN LẠNH TẠI NHÀ

028.6670.4444 – 028.2217.5555

Bài viết liên quan
Website: Sửa Máy Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012