Trong những ngày gần đây mùa nóng đang ở mức đỉnh điểm vì vậy máy lạnh hầu như nhà nào có cũng bật hết công suất không quản ngày đêm. Cuối tháng thì hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt. Trong bài viết dưới đây chuyên gia sửa máy lạnh tận nhà sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy lạnh Toshiba tiết kiệm điện trong mùa nóng này.
- Hướng dẫn kiểm tra và sửa chữa lỗi máy lạnh
- Cách xử lí máy lạnh không lên nguồn dễ dàng tại nhà
- Cách chọn mua máy lạnh tiết kiệm điện nhất hiện nay
Hạn chế sự trao đổi nhiệt với bên ngoài
Máy lạnh sẽ làm việc nhiều và tốn điện hơn nếu việc trao đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài quá nhiều (do nhiệt độ trong phòng tăng).
Cách khắc phục như sau:
– Hạn chế sử dụng cửa kính cho căn phòng: Người ta thường dùng cửa kính để gắn trong phòng của nhà mình vì họ xem đó là cách tốt nhất để cách nhiệt, tuy nhiên việc sử dụng cửa kính lại là con dao 2 lưỡi. Bời vì chúng chỉ hấp thụ nhiệt mà không chịu nhả ra, càng dùng nhiều lớp kính hay lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ bên ngoài càng lớn, máy lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường, vì vậy mà hao tốn điện nhiều hơn.
– Chọn mầu sáng cho căn phòng: Màu sáng hấp thụ nhiệt ít hơn màu tối. Vì thế mà tường phòng nên được sơn màu sáng (màu trắng), tốt hơn nữa là cửa sổ phòng cũng nên treo màn màu sáng.
Chọn công suất máy thế nào so với diện tích phòng?
Tùy vào vị trí, diện tích và cách nhiệt của căn phòng nhà bạn mà chọn loại máy thích hợp:
Với các căn hộ nhỏ thì có thể dùng loại hai mảnh hoặc một cục.
+ Phòng có diện tích 9 – 15 m2 thì chọn loại máy có công suất 1 Ngựa (1.0 HP)
+ Diện tích 15 – 20 m2 thì dùng loại 1.5 Ngựa (1.5 HP)
+ Diện tích 20 – 30 m2 dùng loại 2.5 Ngựa (2.5 HP).
Ngoài ra, việc chọn công suất thích hợp còn dựa vào số người thường xuyên trong phòng, độ che phủ ánh sáng mặt trời, cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ. Giảm 10% công suất (nếu phòng có bóng che); Tăng 10% công suất (nếu mặt trời chiếu suốt ngày).
Điều chỉnh hướng gió thích hợp
Nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào những khu vực cần thiết của phòng như giường, bàn làm việc…để chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất (đa số máy lạnh lạnh có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng).
Vệ sinh và bảo dưỡng máy thường xuyên, định kỳ
Máy sẽ yếu lạnh (do khó khăn trong việc trao đổi nhiệt) nếu bị bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc…Vì thế cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên (vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh). Tuy nhiên việc vệ sinh máy lạnh có hơi phức tạp nên phải thận trọng và cần chú ý hơn về an toàn điện (Còn lưới lọc bụi thì vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng 1 tháng/lần, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông).Đồng thời, cần bảo dưỡng máy lạnh định kỳ (khoảng 6 tháng/lần).
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, vừa phải
Máy lạnh được chỉnh nhiệt độ càng cao thì điện năng tiêu thụ càng ít, càng tiết kiệm. Tùy vào khả năng thích ứng của từng người mà chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Cần chú ý là nếu nhiệt trong phòng và bên ngoài chênh lệch quá lớn thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Vào mùa nắng, cần chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10 độ C là được.